T

Tư vấn người dùng

Cảnh báo 80% đồ nội thất nhà bạn chứa chất gây ung thư

   Nhu cầu về nội thất ngày càng tăng song nguồn gỗ tự nhiên lại ngày càng khan hiếm nên gỗ công nghiệp đang là giải pháp được các nước tiên tiến trên thế giới lựa chọn sử dụng trong thiết kế nội thất văn phòng, gia đình; nội thất trường học; nội thất bệnh viện…

 

  Trên thị trường hiện nay, gỗ công nghiệp khá đa dạng về chủng loại như MDF, MFC, HDF, ván dăm, gỗ ghép thanh…với khả năng sơn, phủ bề mặt tấm trang trí với các màu sắc, hoa văn trang trí phong phú; thi công đơn giản; ứng dụng đa dạng…gỗ công nghiệp được người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất nội thất tin dùng.

 

  Tuy nhiên, quy trình sản xuất gỗ công nghiệp là nghiền các cây gỗ trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… sau đó được trộn với keo và ép để tạo các độ dày. Trong quá trình sản xuất phải sử dụng các loại keo UF, PF (có chứa formaldehyde) vì các loại keo này tan trong nước, có tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo nên độ bền, giữ hình thái, khiến tấm ván rắn chắc. Tùy từng loại keo mà có chứa nhiều hay ít chất này.

 

gỗ công nghiệp

 

   Ở Việt Nam, các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF chủ yếu có xuất xứ từ Malaysia, Trung Quốc và ván sản xuất trong nước. Ván của Malaysia được đánh giá có chất lượng tốt nhất so với các loại còn lại, giá thành cũng cao hơn. Đối với ván xuất xứ từ Trung Quốc và nội địa, do chưa có không có quy định ràng buộc nên hàm lượng keo trong ván quá cao dẫn đến hàm lượng formaldehyde có trong gỗ đều vượt xa các ngưỡng đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

 

Vậy formaldehyde là gì?

 

   Formaldehyde là chất không màu, mùi ga rất nồng. Chất này thường được tìm thấy trong vài loại dung dịch lỏng. Tuy nhiên trong thực tế thì chúng thường được dùng làm thuốc bảo quản sử dụng trong phòng thí nghiệm hoặc nhà xác. Ngoài ra, chất formaldehyde còn được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm hoá chất, sản phẩm gia dụng, keo, vải chống nhăn (permanent press fabrics), chất tráng giấy (paper product coating). Và điều đáng chú ý đối với người tiêu dùng, chất độc hại này cũng đã được tìm thấy trong gỗ công nghiệp.

 

   Formaldehyde là hỗn hợp được kết hợp bởi nhiều thành phần khác nhau như formaldehyde, nước và chất cồn; còn từ “formalin” dùng để chỉ kết quả bão hoà của chất formaldehyde khi hoà tan trong nước với sự kết hợp với một tác nhân khác thường là methanol, bổ sung thêm để điều hoà dung dịch. Formalin thường có khoảng 37% formaldehyde tính theo cân lượng (hoặc 40% dung lượng) và từ 6-13% methanol tính theo dung lượng khi ở trong nước. Các thành phần cấu tạo của formaldehyde khiến cho formalin có khả năng khử trùng.

 

   Trong công nghiệp, formaldehyde được sản xuất bằng cách ôxi hóa mêtanol có xúc tác. Các chất xúc tác được sử dụng nhiều nhất là bạc kim loại hay hỗn hợp của sắt oxit với molypden và vanadi. Trong hệ thống sử dụng sắt ôxít (công nghệ Formox) phổ dụng hơn, mêtanol và ôxy phản ứng ở 250 °C để tạo ra formaldehyde theo phương trình hóa học:

 

CH3OH + ½ O2 → H2CO + H2O

 

   Xúc tác gốc bạc thông thường hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 650 °C. Ở đây có hai phản ứng hóa học tạo formaldehyde diễn ra đồng thời: phản ứng đầu giống như phương trình trên, còn phản ứng sau là phản ứng khử hiđrô:

 

CH3OH → H2CO + H2

 

   Sự ôxi hóa tiếp theo của sản phẩm formaldehyde trong quá trình sản xuất nó thông thường tạo ra axít formic, được tìm thấy trong các dung dịch fomanđêhít, được tính theo giá trị ppm (phần triệu). Ở mức độ sản xuất ít, formaldehyde có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác bao gồm sự chuyển hóa từ êtanol thay vì nguồn nguyên liệu mêtanol thông thường. 

 

Tác hại của formaldehyde

 

   Năm 2004, formaldehyde được Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về ung thư chuyển từ nhóm 2A (nhóm chất có khả năng gây ung thư) sang nhóm 1 (nhóm chất gây ung thư). Chúng ta đều biết số người bị mắc và chết vì ung thư hàng năm tăng lên nhanh chóng và nguyên nhân lớn là do thực phẩm, ăn uống hay tiếp xúc với không khí.

 

   Nếu bị nhiễm formaldehyde nặng thông qua đường hô hấp hay đường tiêu hoá các hiện tượng sau đây có thể xảy ra: viêm loét, hoại tử tế bào, các biểu hiện nôn mửa ra máu, đi ỉa chảy hoặc đái ra máu và có thể gây tử vong trong vài phút do trụy tim mạch, với các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, ói mửa, tím tái. 30ml formaldehyde là liều lượng có thể gây ra chết người.

 

tác hại của formaldehyd

 

   Giới hạn vẫn còn an toàn cho con người trong không khí là ít hơn 2 ppm. Thí nghiệm trên chuột cho thấy chuột sống trong môi trường formaldehyde với nồng độ 6 đến 15 ppm dẫn đến bị ung thư mô. Các nghiên cứu cũng cho thấy formaldehyde có thể gây ra các vấn đề với gan, tụy và phổi. Hàm lượng formaldehyde cao có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong khi nó chuyển hoá thành axít formic làm tăng axít trong máu, gây thở nhanh và thở gấp, bị hạ nhiệt, hôn mê.

 

   Mức độ độc của formaldehyd tăng dần ở nhiệt độ cao; tuy nhiên khi ở nhiệt độ thấp, khí này có thể chuyển thành paraforomaldehyde – một loại hoá chất rất độc.

 

Ván nhựa Picomat - Giải pháp an toàn cho sức khỏe của gia đình bạn

 

   Được nghiên cứu và sản xuất trên quy trình đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với thành phần chính là bột nhựa PVC, Ván nhựa Picomat không chỉ mang đến giải pháp đột phá mới trong ngành vật liệu nội thất bởi những tính năng ưu việt so với gỗ công nghiệp: chịu nước tuyệt đối; chống mối mọt; độ bền cao; giảm sự lan tỏa đám cháy; dễ thi công… Đặc biệt, trong quá trình sản xuất không sử dụng keo UF, PF như gỗ công nghiệp nên Tấm nhựa Picomat tuyệt đối không chứa formaldehyde.

 

tấm nhựa pvc

 

   Không giống như tấm nhựa Trung Quốc và các nhà sản xuất tấm nhựa pvc trong nước, tấm nhựa Picomat có màu trắng ngà không phải màu trắng tinh bởi không sử dụng chì (Pb) – chất tẩy trắng. Về thẩm mỹ thì người tiêu dùng sẽ không thấy được nhưng sử dụng tấm nhựa do Picomat sản xuất bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn cho cả gia đình: đối với trẻ nhỏ không phải hứng chịu các thiệt hại ở hệ thống thần kinh trung ương, ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn, suy giảm thính giác và chức năng tế bào huyết học; đối với phụ nữ mang thai, chì tích tụ trong cơ thể cạnh tranh với canxi trong xương và có thể vượt qua hàng rào nhau thai, phơi nhiễm vào đứa bé gây hậu quả xảy ra là thai nhi giảm tăng trưởng và bà mẹ có nguy cơ sinh non; đối với người trưởng thành, tiếp xúc với chì cũng được ghi nhận tác dụng lên hệ tim mạch như tăng huyết áp, gây suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng xấu đến sinh sản.

 

-----> Bạn còn chần chừ gì nữa mà không sử dụng ngay tấm nhựa PVC làm vật liệu nội thất cho gia đình 

 

Ván nhựa Picomat - Giải pháp AN TOÀN cho nội thất!